Con ngỗng ấy, hai đứa con anh chị Thông đặt tên là Tokata. Cái tên Tokata hình như là tên một con ngỗng nổi tiếng trong bộ phim hoạt họa dành cho trẻ em trên đài truyền hình lúc bấy giờ.
Hôm ấy, anh chị Thông bàn với vợ chồng tôi, phải lấy quyết định về việc con ngỗng này. Ai cũng thương nó lắm, nhất là đám trẻ con bốn đứa của hai gia đình. Nhưng con ngỗng đã lớn quá rồi, biết đem đi đâu, đành phải làm thịt chứ sao bây giờ.
Anh Thông chủ nhà, lại có phần dạn tay, lãnh nhiệm vụ cắt tiết, còn tôi phụ giữ cánh ngỗng. Thế là hai người lặng lẽ ra vườn bắt con ngỗng đem vô nhà để xe, nhân lúc mấy đứa trẻ con đang chơi đùa chỗ khác.
Vụt hai kỉ niệm thời thơ ấu bay về trong trí nhớ. Một lần cha tôi sửa soạn làm tiết canh vịt. Ngâm con vịt vô thau nước nóng (cho dễ lột lông), lúc cha tôi vừa cứa cổ nó, thì vuột tay, nó vùng lên chạy vụt ra đường, kêu oác oác inh ỏi cả xóm. Mấy người phải đuổi theo, rất khó khăn mới chụp được bắt nó về nhà. Một lần khác, anh tôi được giao cho phận sự cắt cổ một con vịt khác. Tôi bị chỉ định cầm cánh vịt. Anh tôi còn hơi vụng về, cứa tới cứa lui. Còn tôi hai tay ghì chặt hai cánh con vịt. Một hồi lâu, lúc buông tay ra, thì cổ vịt chưa đứt, nhưng nó nằm đơ ra — vì ngạt thở.
Anh Thông và tôi hì hục một lúc, rồi cũng xong. Tôi nhớ tối hôm đó, được ăn một bữa cháo ngỗng thiệt là ngon. Sau đó nhiều tuần, anh Thông còn kể họ đem thịt ngỗng làm dồi, làm chả... ăn mấy bữa chưa hết.
Tại sao hôm nay tôi lại nhớ lại chuyện giết vịt và ngỗng này?
Số là từ tối hôm qua, tôi duyệt đọc Phật Quang Đại Từ Điển, tới mục từ "nga châu" (con ngỗng nuốt hạt châu), rồi cả đêm suy nghĩ miên man cho đến sáng, vừa mới kiểm lại xong hai cột văn Hán Việt đối chiếu, từng chữ một. Từ hơn một năm nay, chăm chỉ dò lại từng trang bộ từ điển, mỗi lần vẫn cứ ngạc nhiên về công phu dịch thuật của Hòa thượng Thích Quảng Độ. Nhưng hôm nay, là chuyện khác.
Trích lại dưới đây nguyên bản dịch mục từ nga châu [鵝珠] (con ngỗng nuốt hạt châu):
Cứ theo Đại Trang Nghiêm Kinh Luận quyển 11, xưa kia, có một vị tỉ khưu khất thực đến trước nhà người thợ xâu ngọc, lúc đó người thợ đang xâu ngọc ma-ni cho nhà vua, thấy vị tỉ khưu đến, người thợ liền để viên ngọc xuống và vào nhà lấy thức ăn cúng dường. Khi ấy, có một con ngỗng đến nuốt mất viên ngọc, lúc người thợ trở ra không thấy viên ngọc liền ngờ và tra hỏi vị tỉ khưu; vị tỉ khưu tự nghĩ: “Nếu mình nói thật thì con ngỗng sẽ bị giết, như vậy mình đã phạm giới sát sinh, còn nếu nói không đúng thì phạm giới vọng ngữ, thôi, im lặng là hơn.” Thấy vị tỉ khưu không nói người thợ càng thêm nghi ngờ, liền trói vị tỉ khưu lại và dùng gậy đánh đập đến nỗi tai, mắt, miệng, mũi đều ra máu. Con ngỗng lúc nãy thấy máu liền đến ăn, bị người thợ ngọc tức giận đánh chết. Vị tỉ khưu trông thấy thương xót buồn rầu và nói kệ rằng:
“Xưa có vị Bồ tát
Bỏ mình cứu bồ câu
Nay tôi cũng làm theo
Xả thân để cứu ngỗng
Vì có lòng thương xót
Muốn bảo toàn mệnh ngỗng
Giờ ông đã giết ngỗng
Tâm nguyện tôi chẳng thành.”
(Đại 4, 320 hạ).
Bấy giờ, người thợ ngọc mổ bụng ngỗng, thấy viên ngọc trong đó, liền òa lên khóc và nói:“Ngài muốn cứu mệnh sống của ngỗng mà không tiếc thân mình, khiến tôi làm việc bất nhân này!”
[X. Kinh Luật Dị Tướng Q.14].
Ồ, thế là truyền thống nhà sư khất thực hẳn đã lâu đời. Xã hội Ấn Độ thời đó có vẻ còn thô sơ lắm. Một người thợ ngọc xâu ngọc cho nhà vua, mà có cả con ngỗng vào tới cửa tiệm, không khỏi buồn cười. Nhà sư nọ có vẻ rất từ bi và can đảm. Biết noi gương người trước thí mạng mình để mong cứu sống một con ngỗng. Mà sao thời đó, một anh thợ ngọc, cũng là một Phật tử, lại cả gan đánh hộc máu mồm một tỉ khưu!
May mà anh ta còn biết hối cải, khóc lóc, nhận lỗi minh đã làm việc bất nhân.
Hôm ấy, anh chị Thông bàn với vợ chồng tôi, phải lấy quyết định về việc con ngỗng này. Ai cũng thương nó lắm, nhất là đám trẻ con bốn đứa của hai gia đình. Nhưng con ngỗng đã lớn quá rồi, biết đem đi đâu, đành phải làm thịt chứ sao bây giờ.
Anh Thông chủ nhà, lại có phần dạn tay, lãnh nhiệm vụ cắt tiết, còn tôi phụ giữ cánh ngỗng. Thế là hai người lặng lẽ ra vườn bắt con ngỗng đem vô nhà để xe, nhân lúc mấy đứa trẻ con đang chơi đùa chỗ khác.
tranh: nguồn Internet |
Anh Thông và tôi hì hục một lúc, rồi cũng xong. Tôi nhớ tối hôm đó, được ăn một bữa cháo ngỗng thiệt là ngon. Sau đó nhiều tuần, anh Thông còn kể họ đem thịt ngỗng làm dồi, làm chả... ăn mấy bữa chưa hết.
Tại sao hôm nay tôi lại nhớ lại chuyện giết vịt và ngỗng này?
Số là từ tối hôm qua, tôi duyệt đọc Phật Quang Đại Từ Điển, tới mục từ "nga châu" (con ngỗng nuốt hạt châu), rồi cả đêm suy nghĩ miên man cho đến sáng, vừa mới kiểm lại xong hai cột văn Hán Việt đối chiếu, từng chữ một. Từ hơn một năm nay, chăm chỉ dò lại từng trang bộ từ điển, mỗi lần vẫn cứ ngạc nhiên về công phu dịch thuật của Hòa thượng Thích Quảng Độ. Nhưng hôm nay, là chuyện khác.
Trích lại dưới đây nguyên bản dịch mục từ nga châu [鵝珠] (con ngỗng nuốt hạt châu):
Cứ theo Đại Trang Nghiêm Kinh Luận quyển 11, xưa kia, có một vị tỉ khưu khất thực đến trước nhà người thợ xâu ngọc, lúc đó người thợ đang xâu ngọc ma-ni cho nhà vua, thấy vị tỉ khưu đến, người thợ liền để viên ngọc xuống và vào nhà lấy thức ăn cúng dường. Khi ấy, có một con ngỗng đến nuốt mất viên ngọc, lúc người thợ trở ra không thấy viên ngọc liền ngờ và tra hỏi vị tỉ khưu; vị tỉ khưu tự nghĩ: “Nếu mình nói thật thì con ngỗng sẽ bị giết, như vậy mình đã phạm giới sát sinh, còn nếu nói không đúng thì phạm giới vọng ngữ, thôi, im lặng là hơn.” Thấy vị tỉ khưu không nói người thợ càng thêm nghi ngờ, liền trói vị tỉ khưu lại và dùng gậy đánh đập đến nỗi tai, mắt, miệng, mũi đều ra máu. Con ngỗng lúc nãy thấy máu liền đến ăn, bị người thợ ngọc tức giận đánh chết. Vị tỉ khưu trông thấy thương xót buồn rầu và nói kệ rằng:
“Xưa có vị Bồ tát
Bỏ mình cứu bồ câu
Nay tôi cũng làm theo
Xả thân để cứu ngỗng
Vì có lòng thương xót
Muốn bảo toàn mệnh ngỗng
Giờ ông đã giết ngỗng
Tâm nguyện tôi chẳng thành.”
(Đại 4, 320 hạ).
Bấy giờ, người thợ ngọc mổ bụng ngỗng, thấy viên ngọc trong đó, liền òa lên khóc và nói:“Ngài muốn cứu mệnh sống của ngỗng mà không tiếc thân mình, khiến tôi làm việc bất nhân này!”
[X. Kinh Luật Dị Tướng Q.14].
Ồ, thế là truyền thống nhà sư khất thực hẳn đã lâu đời. Xã hội Ấn Độ thời đó có vẻ còn thô sơ lắm. Một người thợ ngọc xâu ngọc cho nhà vua, mà có cả con ngỗng vào tới cửa tiệm, không khỏi buồn cười. Nhà sư nọ có vẻ rất từ bi và can đảm. Biết noi gương người trước thí mạng mình để mong cứu sống một con ngỗng. Mà sao thời đó, một anh thợ ngọc, cũng là một Phật tử, lại cả gan đánh hộc máu mồm một tỉ khưu!
May mà anh ta còn biết hối cải, khóc lóc, nhận lỗi minh đã làm việc bất nhân.
No comments:
Post a Comment